Đăng nhập

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : 0904.456.296
Đánh giá:  
Đánh giá của bạn:
Lượt xem: 120

Mô tả

Đường sắt Xuyên Á sẽ nối liền vào năm 2015

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây - Mercure Sapa Resort & Spa

Đó là tuyên bố của Bộ trưởng giao thông Malaysia - Chan Kong Choy tại Hội nghị Tổng giám đốc đường sắt các nước ASEAN, tổ chức tại Malaysia ngày 27-11-2008. Hội nghị lần thứ 11 nhóm công tác đặc biệt tuyến đường sắt xuyên á từ Singapore - Côn Minh tổ chức tại Hà Nội sáng 5-10 vừa qua đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình nối thông những đoạn còn lại của tuyến đường sắt xuyên Á.

Đăng cai hội nghị lần thứ 11, lãnh đạo Bộ GTVT đã khẳng định Việt Nam đang tích cực triển khai việc thực hiện Dự án đường sắt xuyên Á, hiện đã hoàn thành việc nghiên cứu đoạn chưa có từ TP HCM đi Lộc Ninh và từ biên giới Lào đến Việt Nam qua Vũng áng. ở phía Bắc, đã triển khai dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai nối với Trung Quốc tại Hà Khẩu. Tại hội nghị này, phía Campuchia đã cho biết, đang xúc tiến xây dựng đoạn đường sắt từ Bat Deung - Trapeang - Sri nối với Việt Nam tại Lộc Ninh.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng vừa điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó khẳng định mục tiêu thực hiện Dự án đường sắt xuyên á tại Việt Nam. Tham gia vào tuyến đường sắt xuyên á sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam nói riêng, sự thịnh vượng và hòa bình của khu vực nói chung.

Duong sat xuyen a

Trước đó, ngày 11-6-2009, Hiệp định Liên chính phủ về mạng đường sắt xuyên á đã chính thức có hiệu lực. Mạng lưới đường sắt xuyên á nối liền 28 quốc gia châu Âu và châu á , đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa nối liền hai châu lục cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong các khu vực. Việt Nam là nước thứ 9 hoàn thành thủ tục phê duyệt Hiệp định Liên chính phủ về mạng đường sắt xuyên á.

Đường sắt xuyên á đi từ Singapore, qua Malaysia, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Côn Minh (Trung Quốc). Đoạn đường từ Poipet đến Sisophon (Campuchia) đã được khởi công từ đầu năm 2009, với đường ray do Malaysia tài trợ và chi phí xây dựng do Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) tài trợ.

Việc hoàn thành đoạn đường này sẽ cho phép nối liền Singapore với thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia. ADB cũng đã tài trợ để khôi phục và nâng cấp các đoạn đường còn lại trên lãnh thổ Campuchia nối với Việt Nam. Tại Việt Nam, ngoài tuyến đường sắt Thống nhất đang hoạt động nối thông với Hà Khẩu (Trung Quốc), Liên danh các nhà tư vấn Trung Quốc CMC-CRCC đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh, kết nối từ TP Hồ Chí Minh đến Bình Phước. Đây là dự án nằm trong chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt và cũng nằm trong khuôn khổ tuyến đường sắt xuyên á từ Singapore - Côn Minh (Trung Quốc).

Tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh dự kiến dài 128,5 km đi qua hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước với tổng mức đầu tư khoảng 438 triệu USD. Tuyến đường sẽ được khởi công vào đầu năm 2010, sau khi hoàn tất các thủ tục về thu xếp tài chính. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh là thành phần quan trọng của tuyến đường sắt xuyên á, cửa ngõ kết nối Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Điểm đầu của tuyến kết nối với đường sắt Thống nhất tại ga Dĩ An và kết thúc tại cửa khẩu Hoa Lư (Campuchia), toàn tuyến có 13 ga. Cùng với đó là tuyến đường sắt Vũng áng - Mụ Giạ (Hà Tĩnh) nối với Lào, có chiều dài khoảng 119km. Trên tuyến cũng sẽ xây dựng 12 ga, 7 hầm và 24 cầu, tổng mức đầu tư khoảng 4.523 tỷ đồng. Dự án hoàn thành khi sẽ mở ra cơ hội, triển vọng lớn trong việc hợp tác, thúc đẩy vận tải và thương mại giữa các nước trong khu vực.

Sau khi hoàn thành, đường sắt xuyên á dài khoảng 114.000 km, nối liền 28 quốc gia. Đường sắt xuyên á được đánh giá là một trong những dự án giao thông chủ yếu của ASEAN nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và du lịch của các nước trong khu vực.

Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng tại Hội nghị các tổng giám đốc đường sắt khu vực ASEAN hằng năm. Chủ đề xây dựng tuyến đường sắt xuyên á nhiều năm qua luôn được các nước ASEAN quan tâm đặc biệt. Bởi một khi con đường tơ lụa á - Âu được phục hồi sẽ thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa... của các nước trong lục địa Á - Âu, nhất là các quốc gia không có biển.

Theo sử sách, con đường thương mại này đã có cách đây khoảng 2.000 năm nối đế chế La Mã ở phía Tây với triều đình phong kiến Trung Hoa ở phía Đông, mở ra giao lưu kinh tế, văn hóa mang lại thịnh vượng cho các nước có tuyến đường chạy qua.

Và tuyến đường sắt xuyên á (Trans-Asia Raiway) cũng được ví như tuyến đường sắt Tơ lụa (Iron Silk Rocad) sẽ gánh vác một sứ mạng giao thương quan trọng như tuyến đường tơ lụa đã có từ lâu đời. Chính vì vật, tất cả các quốc gia ký kết Hiệp định Liên chính phủ về mạng đường sắt xuyên á đều cam kết sẽ làm hết sức mình để dự án nhanh chóng trở thành hiện thực.

Nhiều tổ chức tài chính quốc tế rất quan tâm và đã cam kết hỗ trợ cho dự án đường sắt xuyên á như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu á, Ngân hàng Phát triển Hồi giáo... tất cả các tổ chức tín dụng này đều mong muốn góp sức để cho nền kinh tế khu vực phát triển.

Tuy nhiên theo ý kiến của ông Bery Cable, Giám đốc Phân ban giao thông & Du lịch của UNESCAP thì nỗ lực chính vẫn thuộc về chính phủ các nước thành viên tham gia dự án, nhất là việc thu xếp nguồn vốn, kể cả vốn đầu tư của Nhà nước lẫn vốn tư nhân thông qua trái phiếu.

--------------

Chủ đầu tư dự án ( Mercure Sapa Resort & Spa )

TRƯỜNG GIANG SAPA

Đ/c : Số 9 lô 4A – Trung Hòa – Cầu Giấy - HN

Hotline :   0904.456.296 Mr Lợi

Mail : peterloi.bds@gmail.com

Nick : peter_hoangloi

Web : http://sapaland.com


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tự tạo website với Webmienphi.vn